I. Lịch sử hình thành:
Căn cứ quyết định số 1369/BYT-QĐ ngày 17/07/1997 của Bộ y tế về việc “ giao trách nhiệm kiểm tra Nhà nước về chất lượngvề chất lượng đối với thực phẩm nhập khẩu” cho Viện Vệ sinh Y tế Công cộng TP Hồ Chí Minh, Viện Vệ sinh y tế Công cộng TP Hồ Chí Minh đ thnh lập Ban kiểm tra nh nước về vệ sinh an toàn thực phẩm. Ban này đ thực hiện cơng tc kiểm tra chất lượng hàng hóa thực phẩm nhập khẩu từ thời điểm đó.
Đến ngày 05/07/2006 Bộ y tế đ ban hnh quyết định số 2390/QĐ-BYT về việc “Ban hành điều lệ tổ chức và hoạt động của Viện Vệ sinh Y tế Công cộng TP Hồ Chí Minh”. Trong đó quy định chính thức trong cơ cấu phịng ban của Viện cĩ Phịng kiểm tra nh nước vệ sinh an tịan thực phẩm có nhiệm vụ kiểm tra nhà nước về chất lượng vệ sinh an tịan thực phẩm nhập khẩu.
II- Căn cứ pháp lý:
+ Quyết định số 2390/QĐ-BYT ngày 5/7/2006 của Bộ Y tế về việc Quyết định thành lập và quy định chức năng nhiệm vụ của Viện Vệ sinh Y tế Công cộng Tp. Hồ Chí Minh trong đó có bộ phận Phịng kiểm tra nh nước về an toàn vệ sinh thực phẩm được giao nhiệm vụ quản lý nh nước về an toàn vệ sinh thực phẩm.
+ Chứng chỉ công nhận Viện vệ sinh y tế công cộng Tp. HCM có đủ năng lực giám định ph hợp theo tiu chuẩn ISO/IEC 17020:1998 m số VIAS 012 của văn phịng cơng nhận chất lượng
III- Chức năng nhiệm vụ:
1. Chức năng :
Phịng kiểm tra Nh nước về Vệ sinh An tồn Thực phẩm l phịng chuyn mơn thuộc Viện Vệ sinh Y tế Cơng cộng TP. Hồ Chí Minh hoạt động dưới sự lnh đạo và quản lý trực tiếp của Viện đồng thời chịu sự chỉ đạo và hướng dẫn chuyn mơn nghiệp vụ của Cục An tồn Vệ sinh Thực phẩm. Phịng kiểm tra nh nước có chức năng giúp Viện thực hiện công tác quản lý nhà nước về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm nhập khẩu theo Nghị định 163/2004/NĐ-CP ngày do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 07 tháng 9 năm 2004 và Quy chế kiểm tra nhà nước về chất lượng vệ sinh an toàn đối với thực phẩm nhập khẩu ban hành kèm theo Quyết định số 23/2007/QĐ-BYT ngày 29 tháng 3 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
2. Nhiệm vụ
1- Kiểm tra nhà nước về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm nhập khẩu
2- Tổ chức thực hiện và góp ý các văn bản quy định pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm.
3- Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về công tác kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm cho các kiểm tra viên và giám định viên kiểm tra chất lượng thực phẩm.
4- Giám định chất lượng thực phẩm, nghiên cứu áp dụng các hệ thống quản lý ISO trong công tác kiểm tra và giám định chất lượng thực phẩm.
5- Nghiên cứu khoa học trong công tác tiêu chuẩn hóa chất lượng sản phẩm thực phẩm
6- Tham gia công tác thông tin, tuyên truyền phổ biến kiến thức và pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm.
7- Tham gia hợp tác quốc tế về vệ sinh an toàn thực phẩm
8- Tham gia thanh kiểm tra giải quyết khiếu nại và xử lý các vi phạm pháp luật về vệ sinh an tòan thực phẩm.
3. Hoạt động:
+ Nhận hồ sơ và hoàn tất thủ tục đăng ký kiểm tra nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm nhập khẩu, đăng ký giám định thực phẩm trong vòng một ngày làm việc.
+ Chỉ định chế độ kiểm tra đối với thực phẩm nhập khẩu.
+ Thực hiện kiểm tra bao bì, cảm quan và lấy mẫu giám định thực phẩm, thực phẩm nhập khẩu tại hiện trường, nhận mẫu thực phẩm nhập khẩu mang đến kiểm tra tại Viện.
+ Mã hóa mẫu, chỉ định chỉ tiêu xét nghiệm và chuyển mẫu xét nghiệm va lưu mẫu.
+ Nhận kết quả xét nghiệm, giải mã và hoàn tất hồ sơ giám định thực phẩm, hồ sơ kiểm tra nhà nước về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm nhập khẩu.
+ Bảo đảm chính xác, trung thực và khách quan khi giám định thực phẩm và kiểm tra, xác nhận chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm đối với lô hàng thực phẩm nhập khẩu. Tuân thủ chặt chẽ các quy định về quy trình, phương pháp kiểm tra, giám định.
+ Thông báo kết quả kiểm tra, giám định theo đúng thời gian quy định. Lưu và trả kết quả giám định thực phẩm, kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm nhập khẩu.
+ Theo dõi và hoàn tất hồ sơ đối với lô hàng có kết quả không đạt chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm nhập khẩu.
+ Lưu mẫu thực phẩm theo quy định đối với từng loại thực phẩm để thử nghiệm lại khi có yêu cầu. Quá thời hạn lưu mẫu trả lại mẫu lưu cho doanh nghiệp hoặc lập biên bản thanh lý theo đúng quy định.
+ Phối hợp với phòng quản lý chất lượng và các phòng ban liên quan nhằm bảo đảm giám định chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm theo đúng tiêu chuẩn ISO/IEC 17020:2001.
+ Tiếp nhận và giải quyết khiếu nại của chủ hàng đối với kết quả giám định thực phẩm, kiểm tra và xác nhận chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm nhập khẩu. Chịu trách nhiệm về những sai sót trong quá trình giám định, kiểm tra và xác nhận chất lượng lô hàng.
+ Lưu trữ hồ sơ kiểm tra trong thời hạn 3 năm kề từ ngày cấp thông báo kết quả giám định, kiểm tra; xuất trình hồ sơ lưu trữ khi Viện yêu cầu.
+ Báo cáo Viện và Cục An toàn Vệ sinh thực phẩm về tình hình kiểm tra hàng tháng, quý, sáu tháng và năm. Đề xuất danh mục thực phẩm có thể được kiểm tra giảm, kiểm hồ sơ.
+ Thông báo cho khách hàng các trường hợp không xuất trình hàng kiểm tra đúng thời hạn.
III.Tình hình nhân lực của phòng:
Phòng có 26 thành viên gồm 01 Thạc sĩ, 03 bác sĩ, 06 kỹ sư, 06 cử nhân đại học, 03 cử nhân cao đẳng, 06 kỹ thuật viên/trung cấp:
IV.Cơ cấu tổ chức:
Phòng hoạt động dưới sự lãnh đạo trực tiếp của một Phó Viện trưởng.
Chịu trách nhiệm trực tiếp về hoạt động của phòng là một quản lý phòng.
Phòng được chia làm hai tổ chuyên môn với hai tổ trưởng: tổ nghiệp vụ gồm 11 nhân sự và tổ kiểm tra gồm 13 nhân sự.
+ Từ khi thành lập đến nay (12 năm) Phòng kiểm tra nhà nước VSATTP đã liên tục hoàn thành nhiệm vụ được giao. Số hồ sơ kiểm tra hằng năm tăng liên tục từ 5000 hồ sơ/ năm lên hiện nay hơn 15.000 hồ sơ/năm. Khối lượng hàng thực phẩm kiểm tra hàng năm trên 180.000 tấn với trị giá hơn 800 triệu USD/năm.
+ Hằng năm, Phòng KTNN VSATTP với vai trò rào cản về mặt kỹ thuật đã phát hiện, ngăn chặn hàng trăm tấn thực phẩm không đạt về yêu cầu chất lượng cũng như không an tòan vệ sinh thực phẩm cho người dân sử dụng
+ Với đội ngũ kiểm tra viên và chuyên gia chiếm đa số có trình độ đại học, được đào tạo liên tục về mặt chuyên môn, ngày càng có kinh nghiệm về nghiệp vụ kiểm tra chất lượng hàng thực phẩm nhập khẩu.
+ Với sự phát triển và đa dạng của các nguyên liệu cũng như các chủng loại hàng thực phẩm nhập khẩu hiện nay, đội ngũ nhân viên của phòng cũng không ngừng học tập kết hợp với labo của Viện VSYTCC cũng như các labo bên ngoài để phát triển các chỉ tiêu kiểm nghiệm mới đảm bảo kiểm tra đúng và chính xác chất lượng của sản phẩm thực phẩm.
+ Phòng cũng đã xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng họat động kiểm tra chất lượng thực phẩm theo tiêu chuẩn ISO/IEC 17020: 2001 để đảm bảo công tác kiểm tra luôn mang tính chính xác và khoa học.
VI. Định hướng phát triển trong thời gian tới:
Chuyên môn hóa hơn nữa các nghiệp vụ trong công tác kiểm tra nhà nước:
+ Xây dựng phần mềm quản lý các hồ sơ và các sản phẩm nhập khẩu, thao tác giải quyết hồ và trả chứng thư trên mạng máy tính.
+ Góp ý cho Bộ y tế về các quy chuẩn kỹ thuật của các lọai thực phẩm nhập khẩu đặc biệt là các sản phẩm có ảnh hưởng đến sức khỏe của cộng đồng như rượu mạnh, bia…
+ Tham gia nghiên cứu khoa học có liên quan đến công tác quản lý các mặt hàng thực phẩm nhập khẩu về chất lượng cũng như các chỉ tiêu cần phải phát triển để kiểm tra như : probiotic, thực phẩm biến đổi gen (GMO).
+ Góp ý xây dựng quy chuẩn kỹ thuật cũng như các chỉ tiêu để kiểm tra các loại thực phẩm chức năng.
+ Liên kết học hỏi với các nước phát triển trong công tác và nghiệp vụ chuyên môn công tác kiểm tra hàng thực phẩm. Hợp tác tìm kiếm nguồn thông tin để biết được khi có những loại thực phẩm không an toàn ở nước khác rồi chuyển về sử dụng tại Việt nam.